ĐỀ ÔN TẬP NGHỈ PHÒNG DỊCH
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
(ĐỀ 1)
Họ và tên : ……………………………………………………………… Lớp : ………
I. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
VỀ THĂM MẸ
Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày…
Đinh Nam Khương
Dựa vào nội dung bài thơ, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Người con về thăm mẹ vào thời gian nào?
a. Vào một chiều hè.
b. Vào một chiều đông.
c. Vào một ngày mưa dầm.
2. Vì sao chưa vào nhà, người con đã biết mẹ không có nhà?
a. Vì thấy bếp chưa lên khói.
b. Vì thấy nhà yên ắng quá.
c. Vì không thấy bóng mẹ.
3. Người con đã làm gì lúc mẹ vắng nhà?
a. Giúp mẹ dọn đồ đạc, chạy mưa, cho gà ăn.
b. Đứng ngoài cửa đợi, nghẹn ngào thương mẹ.
c. Đi lại thơ thẩn khắp nhà, ngắm nhìn từng thứ thân quen.
4. Em hiểu từ thơ thẩn trong câu “Mình con thơ thẩn vào ra” như thế nào?
a. Là lặng lẽ đi chỗ nọ chỗ kia, nhìn ngắm, suy nghĩ.
b. Là không suy nghĩ, không quan tâm tới cái gì.
c. Là trạng thái rất thanh thản, vui vẻ trong lòng.
5. Dòng nào dưới đây nói đúng cảm nhận của người con về mẹ?
a. Mẹ tảo tần, yêu con, giàu đức hi sinh.
b. Mẹ nghị lực, mạnh mẽ.
c. Mẹ giản dị, thông minh.
6. Dòng nào dưới đây có cặp từ đồng nghĩa?
a. vất vả – an nhàn
b. dầm mưa – dầm tương
c. ( ngắn) lủn củn – cũn cỡn
7. Dòng nào dưới đây có từ nhiều nghĩa?
a. đàn gà mới nở – hoa nở – nở nụ cười
b. vàng ươm – vàng xuộm – vàng tươi
c. thơ thẩn – thơ ca – thơ ngây
8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. Cày bừa, lủn củn, vàng ươm, nghẹn ngào
b. Lủn củn, vàng ươm, rưng rưng, giản đơn
c. Thơ thẩn, lủn củn, nghẹn ngào, rưng rưng
9. Câu “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa” có mấy cặp từ trái nghĩa?
a. Một cặp từ.( Đó là :………………………………………………….)
b. Hai cặp từ.( Đó là :………………………………………………………..)
c. Ba cặp từ. ( Đó là :…………………………………………………..)
10. Trong bài thơ có mấy danh từ chỉ người được dùng làm đại từ xưng hô?
a. Một từ.( Đó là :…………………………………………………………………….)
b. Hai từ. ( Đó là :……………………………………………………………….)
c. Ba từ. ( Đó là :…………………………………………………………….)
II. ChÝnh t¶ : Nghe – viÕt (Thêi gian 15 phót) (6 ®iÓm)
Đọc cho HS viết bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo SGK TV5 tập I-trang144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra…… đến hết)
III. Tập làm văn (8 điểm): Đề bài: Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, học bài, đọc báo, làm vườn,…
( PHẦN CHÍNH TẢ VÀ TẬP LÀM VĂN CÁC EM LÀM TRONG GIẤY ĐÔI)
ĐỀ ÔN TẬP NGHỈ PHÒNG DỊCH
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
(Đề số 2)
Họ và tên : ……………………………………………………………… Lớp : ………
I. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
CÂU CHUYỆN VỀ NGỌN NẾN
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan thấy rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ : “ Ồ, nến sáng quá ! Thật may mắn, nếu không chúng ta sẽ chắng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến sung sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.
Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình : “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy ?”. Nghĩ rồi, nến theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau : “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một lời đề nghị : “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Dựa vào nội dung bài thơ, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Ngọn nến lung linh cháy đem lại điều gì cho căn phòng ?
a. Sự ấm áp cho mọi người trong căn phòng.
b. Ánh sáng cho cả căn phòng.
c. Làm cho căn phòng thêm đẹp.
2. Khi bị tan chảy và ngày càng ngắn lại, nến đã làm gì ?
a. Nến mỉm cười tự mãn và kiêu hãnh.
b. Cháy to lên cho căn phòng sáng hơn.
c. Theo một cơn gió rồi tắt phụt đi.
3. Khi phải nằm trong ngăn kéo tủ, ngọn nến hiểu ra điều gì ?
a. Đèn dầu thật măy mắn.
b. Khi cháy, chỉ nên cháy với ánh lửa nhỏ.
c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, cho dù có phải tan chảy đi.
4. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “hạnh phúc” ?
a. Vui sướng. b. Trầm trồ. c. phúc đức.
5. Trong các cặp câu dưới đây, cặp câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa ?
a. Người ta châm lửa cho ngọn nến./ Ngọn lửa cháy bập bùng.
b. Ngọn nến sung sướng dùng ánh sáng đẩy lui bóng tối xung quanh./ Lũ trẻ đang đá bóng.
c. Ngọn nến lung linh cháy sáng./ Cậu bé rất sáng dạ.
6. Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy ?
a. lung linh, hân hoan, trầm trồ.
b. ánh sáng, im lìm, mỏng manh.
c. nhỏ nhoi, trong phòng, may mắn.
7. Dòng nào dưới đây là câu cảm ?
a. Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ ?
b. Ố, nến sáng quá !
c. Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu.
8. Trong câu :“ Một sợi khói mong manh bay lên. „ có chủ ngữ là :
a. Sợi khói b. Một sợi khói c. Một sợi khói mỏng manh
9. Câu “Nến sung sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.”, từ bóng tối thuộc từ loại náo ?
a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
10. Trong câu : “ Nếu không có ánh sáng của ngọn nến thì mọi người sẽ không nhìn thấy gì cả. ”, cặp từ chỉ quan hệ có ý nghĩa gì ?
a. Chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b. Chỉ quan hệ tương phản.
c. Chỉ quan hệ điều kiện – kết quả.
II. ChÝnh t¶ (6 ®iÓm): Nghe – viÕt (Thêi gian 15 phót) Đọc cho HS viết bài: Ê-mi-li, con… SGK TV5 tập I-trang 49 (Từ Ê-mi-li con ôi…… đến hết)
III. TËp lµm v¨n (8 ®iÓm): Tả một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
( PHẦN CHÍNH TẢ VÀ TẬP LÀM VĂN CÁC EM LÀM TRONG GIẤY ĐÔI)
ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 3
Bài 1. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại từ :
Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn lên / với / nắng, nước mặn và gió biển.
Từ loại Từ
Danh từ
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Bài 2. Tìm hai từ thích hợp để điền vào ô trống :
Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa
nhanh nhẹn
giữ gìn
anh dũng
Bài 3. Đặt câu với một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa em tìm được ở bài tập 2.
Bài 4. Xếp các từ sau vào bảng cho thích hợp :
y tá, thuốc, bút chì, hát hò, đau đớn, nhà cửa, thước, mập, mập mạp,
ngoan, nhảy nhót, che chở, che chắn, khóc, buồn
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy
Bài 5. Tìm hai từ thích hợp để điền vào ô trống :
Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa
đẹp đẽ
khổ cực
ngốc nghếch
Bài 6. Đặt câu với một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa em tìm được ở bài tập 2.
Bài 7. Gạch dưới chủ ngữ 1 gạch, gạch dưới vị ngữ 2 gạch.
a) Đôi mắt của ông không còn tinh anh như lúc trẻ.
b) Tây Nguyên là vùng đất núi non trùng điệp.
c) Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.
d) Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
e) Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
g) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
h) Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
Bài 8. Viết thêm một vế câu để hoàn chỉnh các câu ghép sau :
a) Tiếng trống trường vang lên,
b) Mùa hè đã đến,
c) Em vừa về đến nhà thì
d) Ai cũng ngưỡng mộ Nam vì
e) Mặc dù bài tập rất nhiều nhưng
TẬP LÀM VĂN
Đề bài : Em hãy tả một đồ vật trong nhà em (đồng hồ treo tường, quạt máy, tấm lịch treo tường, bức tranh treo tường, ti vi, bộ bạn ghế phòng khách, bộ bàn ghế ăn cơm, …)
(LÀM VÀO GIẤY ĐÔI)
ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 4
CỔ TÍCH VỀ NGỌN NẾN
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.
Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh.
Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.
Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.
Theo Nguyễn Quang Nhân
Học sinh đọc bài “Cổ tích về ngọn nến”. Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D trước ý đúng nhất từ câu 1 đến câu 10.
1. Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến
cảm thấy thế nào?
A. tự mãn và hãnh diện B. hân hoan, vui sướng
C. tự hào vì làm được việc có ích D. hãnh diện vì đẩy lùi bóng tối
2. Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi?
A. Vì nó đã cháy hết mình.
B. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa.
C. Vì mọi người không cần ánh sáng nữa.
D. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.
3. Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên?
A. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng.
B. Nến im lìm chìm vào bóng tối.
C. Nến bị gió thổi tắt phụt đi.
D. Nến càng lúc càng ngắn lại.
4. Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì?
A. Thấy mình chỉ còn một nửa.
B. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi.
C. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.
D. Ánh sáng của nó không còn quan trọng nữa.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Được làm việc có ích là điều hạnh phúc nhất của mỗi người.
B. Được cháy hết mình là niềm vinh dự cho bản thân.
C. Sống phải nghĩ điều thiệt hơn.
D. Sống không cần có trách nhiệm và tận tụy với công việc.
6. Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa?
A. đen – tối, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn
B. đầu – cuối, cao – thấp, mập – ốm, chăm chỉ – lười biếng
C. đầu – cuối, trước – sau, ngủ – dậy, sáng suốt – tỉnh táo
D. đen – trắng, cao – dài, chăm chỉ – lười biếng, thức – ngủ
7. Từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào?
Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì.
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ
8. Từ còn thiếu trong câu thành ngữ “Cày sâu, … bẫm.” là:
A. gặt B. cấy C. cuốc D. xới
9. Từ nào dưới đây là quan hệ từ?
A. Từ “và” trong câu: “Bé và cơm rất nhanh”.
B. Từ “hay” trong câu: “Cuốn truyện đó rất hay”.
C. Từ “như” trong câu: “Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở.”
D. Từ “với” trong câu: “Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới.”
10. Câu nào dưới đây là câu ghép:
A. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy
chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.
B. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
C. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.
D. Buổi sáng hôm ấy, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước.
TẬP LÀM VĂN:
Đề bài 2 : Em hãy tả một cây cho bóng mát ở trường hoặc một cây ăn quả trong vườn nhà em.
(LẦM VÀO GIẤY ĐÔI)
ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ SỐ 5
CÂU CHUYỆN VỀ CÁC LOÀI HOA
Một hôm, các loài hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tôi là loài hoa được con người yêu quý nhất vì tôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta lấy tôi làm món quà ngọt ngào tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.”
Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tôi mới là loài hoa được yêu quý nhất. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một
năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.” Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người chăm chút chúng tôi đi. Những giò hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tôi chính là loài hoa được yêu mến nhất.”
Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành hoa dại là không dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó không tượng trưng cho tình yêu, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường…
Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có loài hoa tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có loài tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá.
Dù không được loài người chăm chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.”
(Sưu tầm)
Học sinh đọc bài “Câu chuyện các loài hoa”. Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C,D trước ý đúng nhất từ câu 1 đến câu 5.
1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì?
A. Loài hoa nào đẹp nhất.
B. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất.
C. Loài hoa nào tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhất.
D. Loài hoa nào kiên cường nhất.
2. Trong các loài hoa, loài nào không dám lên tiếng?
A. Hoa dại B. Hoa hồng C. Hoa đào D. Hoa lan
3. Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng?
A. Vì những loài hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời.
B. Vì những loài hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày.
C. Vì những loài hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt.
D. Vì những loài hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ.
4. Vì sao con người cho rằng loài hoa dại vẫn được tôn vinh?
A. Vì chúng tượng trưng cho nghị lực vượt lên gian khó.
B. Vì chúng tượng trưng cho tình yêu, cho sự khởi đầu hoàn hảo.
C. Vì chúng tượng trưng cho mùa xuân, cho mùa đầu tiên của một năm.
D. Vì chúng tượng trưng cho sự vương giả, giàu sang.
5. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tự trọng”?
A. Tin vào bản thân mình.
B. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
C. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
D. Coi trọng mình và xem thường người khác.
6. Em hãy chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
(vừa… đã, càng… càng, không những… mà còn, vì … nên)
a) Trời … mưa, đường … trơn.
b) … về đến nhà, nó … gọi mẹ ngay.
c) … trời mưa to … em không đi chơi.
d) Nó ……. ….học giỏi ………… hát hay.
7. Tìm và viết lại các danh từ, động từ, tính từ theo nhóm:
ong / xanh / đảo / thăm dò / nhanh nhẹn / răng / bới đất / dế / hất / ngoạm / lôi / lá / tươi
Danh từ: ………………………………………………………………………………
Động từ: ………………………………………………………………………………
Tính từ: ………………………………………………………………………………
8. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
Mặt trời mọc, ………………………………………………………………………………
9. Câu chuyện “Câu chuyện các loài hoa” , gợi cho em bài học gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
10. Đặt một câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ nói về kĩ năng phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra mà em đã thực hiện trong thời gian ở nhà.
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TẬP LÀM VĂN:
ĐỀ Bài : Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường (LÀM VÀO GIẤY ĐÔI)
TIẾNG VIỆT – LỚP 5- ĐỀ 6
I – CHÍNH TẢ:
1. Điền vào chỗ trống:
a) r, d hoặc gi: …ành quà cho bé, ….ành chiến thắng, đọc …ành mạch.
b) iêm hoặc im: lúa ch…., tổ ch……, t…… thuốc, quả t……
c) iêp hoặc ip: rau d…., buồn ngủ d….. mắt, chất d….. lục, d…… may
2. Chọn từ chỉ màu trắng (phau phau, trắng hồng, trắng bệch, trắng xóa) thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu thơ sau:
Tuyết rơi …………………….một màu
Vườn chim chiều xế ………………….cánh cò.
Da ………………….- người ốm o
Bé khỏe đôi má non tơ ………………………..
II – LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1. Xếp 15 từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và ghi vào từng cột trong bảng:
anh dũng, nhân từ, trung thực, nhân hậu, dũng cảm, nhân ái, thành thật, gan dạ, chân thật, nhân đức, thật thà, can đảm, phúc hậu, thẳng thắn, gan góc.
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
(1) (1) (1)
(2) (2) (2)
(3) (3) (3)
(4) (4) (4)
(5) (5) (5)
2. Xếp những từ sau vào ô thích hợp trong bảng:
nhỏ bé, nhỏ, bé, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, đẹp, tươi, tươi đẹp, đẹp đẽ, đẹp xinh, đèm đẹp, vui, mừng, vui chơi, vui thích, vui vẻ.
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy
…………………………
………………………….
…………………………. ………………………………..
………………………………..
……………………………….. ………………………………
………………………………
……………………………….
3. Phân loại các kiểu câu kể trong đoạn sau và ghi số thứ tự câu phù hợp vào chỗ trống:
(1) Lê Duy là em trai của em. (2) Cu cậu vừa tròn một tuổi tuần trước. (3) Đúng hôm sinh nhật, Duy đứng dậy bước đi chập chững trong sự ngỡ ngàng của mọi người. (4) Cả nhà vỗ tay sung sướng. (5)Mặt cu cậu lúc ấy trông rất buồn cười. (6) Duy đúng là “cục cưng” của cả nhà.
+ Kiểu câu “ Ai làm gì?” là: câu số……………………………………………………………
+ Kiểu câu “Ai thế nào?” là: câu số…………………………………………………………..
+ Kiểu câu “Ai là gì?” là: câu số…………………………………………………………….
PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Đề: Trong những ngày nghỉ tránh dịch bệnh, em không được đến trường để gặp thầy cô, bạn bè khiến em rất nhớ mọi người, nhất là người bạn thân nhất của em. Hãy viết bài văn tả lại người bạn thân đó.
(LÀM VÀO GIẤY ĐÔI)