bài ôn tập cho học sinh lớp 4

TOÁN

Câu 1: Số nào sau đây chia hết cho 2?

  1. 57460
    B. 63247
    C. 49325
    D. 47539

Câu 2: Số nào sau đây chia hết cho 5?

  1. 65478
    B. 79684
    C. 68326
    D. 4975

Câu 3: Số chia hết cho 5 có số tận cùng là những số nào?

  1. 0 ; 5
    B. 0 ; 7
    C. 5 ; 9
    D. 5 ; 4

Câu 4: Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là:

  1. 5
    B. 0
    C. 4
    D. 7

Câu 5: Số nào sau đây chia hết cho 9.

  1. 66
    B. 1249
    C. 567
    D. 467

Câu 6: Chữ số nào điền vào ô trống để được số chia hết cho 9.

5 ☐ 1

  1. 2
    B. 4
    C. 1
    D. 3

Câu 7: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

  1. Số có tổng chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
    B. Số chia hết cho 9 có số tận cùng là số 9.
    C. Số chia hết cho 9 là số lẻ.
    D. Cả câu B và C đều đúng.

Câu 8: Số nào sau đây không chia hết cho 9.

  1. 64746
    B. 43769
    C. 278964
    D. 53253

Câu 9: Số nào sau đây không chia hết cho 3.

  1. 4032
    B. 6780
    C. 2453
    D. 1005

Câu 10: Số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là:

  1. 6800
    B. 571
    C. 940
    D. 2685

 Câu  11. Đặt tính rồi tính

  1. a) 56789 + 1655897
  2. b) 456893 – 123456
  3. c) 428 x 39
  4. d) 2057 x 23

 

Câu 12.  Đặt tính rồi tính

  1. a) 256789 +39987
  2. b) 9685413 – 324578
  3. c) 324x 250
  4. d) 309 x 207

Câu 13. Một vườn hoa hình bình hành có chiều cao là 25cm, cạnh đáy lớn hơn chiều cao là 12cm . Tính diện tích vườn hoa.

Câu 14. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 180m, chiều dài hơn chiều rộng 22m. Tính:

Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh đất đó.

Tính diện tích của mảnh đất.

Câu 15: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số

8 : 9 ; 17 : 25 ; 115 : 327 ; 73 : 100

 

Câu 16: Cho các số 71 ; 8 ; 11 ; 0

  1. a) Viết tất cả các phân số có tử số và mẫu số là các số đã cho
  2. b) Tìm trong đó các phân số nhỏ hơn 1, các phân số lớn hơn 1 và các phân số bằng 1

Câu 17: Một hình chữ nhật có diện tích là 1350 cm2. Tính chu vi hình chữ nhật đó biết chiều rộng bằng 30cm.

 

TIẾNG VIỆT

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu kể:

  1. Ôi, đẹp quá!
    B. Các bạn có thích chơi trò ô ăn quan không?
    C. Chiếc bút chì nhỏ, thon thon, ruột bút đen lánh.
    D. Có phải mẹ em là một bác sĩ giỏi?

Câu 2. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo: “Thưa cô, con không có ba”.

  1. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
    B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
    C. Báo hiệu một sự liệt kê.

Câu 3. Trong các câu hỏi dưới đây, câu nào thể hiện được phép lịch sự:

  1. Lấy giúp Chi cốc nước được không?
    B. Nam ơi, cho Chi xin cốc nước được không?
    C. Ngồi đấy mà không lấy cho người ta cốc nước à?

Câu 4. Đọc đoạn văn dưới đây. Cho biết có mấy câu kể.

Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ. Tôi cất tiếng hỏi lớn:

– Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.

Từ trong hốc đá, một mụ nhện cong chân nhảy ra. Tôi thét:

– Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vong vây đi không?

Bọn nhện sợ hãi cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.

  1. 5 câu kể
    B. 7 câu kể
    C. 8 câu kể

Câu 5. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Có phá hết vòng vây đi không?”

  1. Hỏi về điều mình chưa biết.
    B. Nêu yêu cầu.
    C. Nêu khẳng định về một sự việc.

Câu 6. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Các chú có biết đền thờ ai đây không?”

  1. Nêu yêu cầu.
    B. Hỏi về điều mình chưa biết.
    C. Nêu khẳng định về một sự việc.

Câu 7. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

  1. Nêu yêu cầu.
    B. Nêu khẳng định về một sự việc.
    C. Hỏi về điều mình chưa biết.

Câu 8. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Để giữ gìn sách vở cẩn thận chúng ta cần:

– Đóng bọc và dán nhãn vở cẩn thận.

– Không vẽ, viết bậy lên sách, vở.

– Dùng xong phải vuốt phẳng các mép giấy rồi gấp lại cẩn thận.

– Xếp ngay ngắn lên giá…

  1. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
    B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
    C. Báo hiệu một sự liệt kê.

Câu 9. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Chào Bác – Em bé nói với tôi.

  1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
    B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
    C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 10. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Pa-xcan nói với bố:

– Con hi vọng món quà này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính.

  1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
    B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
    C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

BÀI TẬP VỀ ĐỌC HIỂU

Bông sen trong giếng ngọc

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu tần tảo nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học. Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bên ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú (1) “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên (2).

Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên của hai nước).

(Thái Vũ)

(1) Phú: tên một loại bài văn thời xưa

(2) Trạng nguyên: danh hiệu dành cho người đỗ đầu khoa thi ở kinh đô do nhà vua tổ chức

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Vẻ bên ngoài của Mạc Đĩnh Chi được giới thiệu bằng chi tiết nào?

a- Là người đen đủi, xấu xí

b- Là cậu bé kiếm củi rất giỏi để nuôi mẹ

c- Là người thông minh, học giỏi nhất trường

Câu 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu mà nhà vua định không cho đỗ?

a- Vì Mạc Đĩnh Chi không phải là người giỏi nhất

b- Vì Mạc Đĩnh Chi chưa thể hiện được là người có phẩm chất tốt

c- Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí, bé loắt choắt, lại là con thường dân

Câu 3. Tại sao sau đó nhà vua lại cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?

a- Vì thấy ông rất chăm chỉ, lại học giỏi nhất trường

b- Vì đã nhận ra ông là người viết bài phú rất hay

c- Vì nhận ra phẩm chất, tài năng và chí hướng của ông

Câu 4. Mạc Đĩnh Chi muốn nói điều gì qua hình ảnh “Bông sen trong giếng ngọc”?

a- Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới thể hiện phẩm chất cao quý.

b- Sen là một loài hoa thanh cao, được trồng trong giếng ngọc lại càng cao quý.

c- Phải để bông sen trong giếng ngọc thì mới thấy được vẻ đẹp sang trọng của nó.

Câu 5: Nêu nội dung em rút ra từ bài đọc

 Tập làm văn:

Tả một cây ăn quả (hoặc một cây hoa) mà em thích nhất